Lê Huy Quang

Nhà thơ, Nhà báo, Hoạ sỹ, Nghệ sĩ nhân dân

ZAVATTINI – Người cha của chủ nghĩa tân hiện thực

ZAVATTINI
NGƯỜI CHA CỦA CHỦ NGHĨA TÂN HIỆN THỰC

Trần Thanh Hiệp

Năm 1961 Zavattini làm tổng đạo diễn phim Cô gái Italia và tình yêu, năm 1963 phim Những bí mật của thành Rôm… Năm 1981 ông trực tiếp đạo diễn phim theo kịch bản của ông trực tiếp đạo diễn phim theo kịch bản của ông Sự Thậ-â-ật! Zavattini được tặng các giải: Hòa bình thế giới (1955), Giải thưởng lớn cho sự nghiệp phát triển điện ảnh trong LHPQT Maxcơva (1979) và LHPQT Venise (1982).
Trezare Zavattini được cácnhà nghiên cứu điện ảnh thế giới và được người Italia mệnh danh là người cha, là “bộ não” chủ nghĩa tân hiện thực trong lĩnh vực điện ảnh. Dù có lần Trezare Zavattini hóm hỉnh nhắc mọi người rằng: “Xin đừng gọi tôi là cha của chủ nghĩa Tân hiện thực, chỉ nên gọi là chú thôi”.
Trezare Zavattini thuộc số những nhà hoạt động chủ yếu nhấ, lớn nhất của nền văn hóa Italia trong nhiều thập kỷ. Ông hoạt động không mệt mỏi trên nhiều lĩnh vực. Ông là nhà văn nổi tiếng, là họa sĩ giành được không ít giải thưởng trong các cuộc triển lãm, là nhà biên kịch có những tác phẩm trở thành kinh điển của Italia và Điện ảnh thế giới, là nhà báo, nhà chính luận sắc sảo, nhà hoạt động xã hội có trái tim nồng nhiệt, nhà sư phạm có công đào đạo và có ảnh hưởng nhiều tới các thế hệ điện ảnh trẻ tuổi, và là người có công giúp đỡ nền điện ảnh trr tuổi, và là người có công giúp đỡ nền điện ảnh cách mạng Cuba… Hoạt động của ông vô cùng phong phú và đa dạng. Nhưng điện ảnh là lĩnh vực ông có điều kiện bộc lộ mình nhiều nhất, cũng như chủ nghĩa Tân hiện thực cùng lúc phát triển cả trong văn học và cá ngành nghệ thuật khác, nhưng chỉ ở lĩnh vực điện ảnh nó mới làm cho thế giới chú ý tới nước Italia và mang lại vinh quang cho Italia.
Sinh ngày 20/9/1902 tại Lutdare, Trezare Zavattini tự giới thiệu ngắn gọn về mình: “Bố tôi là chủ quán cà phê, mẹ tôi làm nghề làm bánh. Tôi có vợ, 4 con, 2 chị giá, 1 anh trai, có cháu, có bạn bè, có kẻ thù và có niềm hối tiếc rằng không biết đánh máy chữ, không biết chơi pianô, không biết tránh tuổi tác mà mình có. Tôi là con người bi quan nhưng tôi luôn luôn quên điều đó”.
Zavattini đến với điện ảnh từ năm 1934. Cùng với nhà soạn kịch Zatri Mônđani ông viết cốt truyện cho phim hài Tôi cho một triệu do đạo diễn Marioo Camêrini dàn dựng. Bộ phim thành công, gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ. ở điện ảnh Italia người thường phân biệt tác giả cốt truyện và tác giả kịch bản. Tác giả kịch bản thường bao gồm 5-6 nhà biên kịch. Nhưng dù là tác giả kịch bản chín thức hay tham gia vào làm việc cùng một nhóm tác giả, thì hầu hết các ý đồ tư tưởng chính của kịch bản đều do ông đề xuất. Ngay từ năm 1942, sau khi làm hai phim Dạo chơi trên mây (đạo diễn A. Blaseti) và Trẻ em nhìn vào chúng ta (đạo diễn De Sica), ông đã trở thành nhà biên kịc só một của điện ảnh Italia.
Với lập trường chống phát xít, ông tham gia vào nhóm hoạt động bí mật được hình thành ben tạp chí “Dòng chảy”. Đây cũng là thời kỳ hình thành những quan điểm lý luận của ông về nghệ thuật điện ảnh. Ông vốn ít ngủ. Người ta nói không phải vì chứng mất ngủ mà bởi những ý tưởng nghệ thuật luôn luôn đến với ông, dường như không lúc nào ngừng, không cho ông ngủ.
Zavattini luôn gắn hoạt động sáng tạo của mình với hoạt động xã hội, hoạt động chính trị. Ông đấu tranh không mệt mỏi cho tính chất dân tộc, dân chủ của nền nghệ thuật đất nước mình.
chủ nghĩa Tân hiện thực hình thành lúc đầu không mang tính tổ chức, chưa phải là trường phái, nó không có cương lĩnh và chương trình hành động. Nó phát triển trên cơ sở một nhóm nghệ sĩ có đồng chí hướng trong cuộc đấu tranh chống phát xít và sau nàylà cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội. Có thể kể ra những gương mặt tiêu biểu như: Visoonti, De Santis, Rossellini, De Dica… Trong số họ, Zavattini là người đầu tiên có ý đồ phát triển và khái quát về mặt lý luạn, đưa ra cương lĩnh của chủ nghĩa Tân hiện thực và thi pháp của nó. Quan điểm của ông bộc lộ trong những bài trả lời phỏng vấn, các bài báo, bài phê bình, và trong tác phẩm của mình. Và đó là cơ sở lý luận của chủ nghĩa Tân hiện thực trong Điện ảnh Italia.
Những năm 1950-1960, bên cạnh việc viết cốt truyện, viết kịch bản, ông đã thực hiện các bộ phim trên cơ sở nghiên cứu xã hội như vậy. Đấy chính là loại phim điều tra nghiên cứu. Từ những bộ phim này dễ dàng nhận ra khát vọng muốn xóa bỏ ranh giới giữa phim truyện và phim tài liệu. ĐƯợc sự chỉ đạo của ông, nhiều đạo diễn phim truyện, đạo diễn phim tài liệu, nhiều diễn viên nổi tiếng đã tham gia thực hiện phim. Các diễn viên đóng vai mình, kể về mình, một nét đặc sắc trong quan điểm thẩm mỹ của Zavattini. Trong những bộ phim này, có trường đoạn do chính Zavattini dàn dựng với tư cách đạo diễn.
Phim cô gái Italia và tình yêu (1961) dưới sự chỉ đạo của ông có 11 đạo diễn trẻ tham gia, phim Những bí mật của thành Rôm (1963) có 16 đạo diễn trẻ tham gia, thực sự mang tính chất thể nghiệm. Giá trị nghệ thuật của các trường đoạn trong các phim này không đều nhau. Không ít trường đoạn mới đi được nửa đường giữa ranh giới phim truyện và phim tài liệu. Nhưng giá trị của chúng chính ở chỗ: Chúng tiếp tục truyền thống của chủ nghĩa Tân hiện thực, từ chối cách kể chuyện có cốt truyện, khao khá vươn lên tới sự cụ thể, tính trực quan, tính thuyết phục của tài liệu. ý nghĩa cá phim này còn ở chỗ đó là trường học nghề nghiệp góp phần đạo tạo nên cả một thế hệ đạo diễn trẻ. Trong số những học trò của Zavattini có thể kể tới những tên tuổi nổi tiếng như: Phrantêcô Madenti, Markô Phereti, Phlôenstnô Vantrini.
Năm 1956 cùng với D Sica, Zavattini làm phim Mái nhà, tác phẩm thấm đượm quan điểm thẩm mỹ của Zavattini. Nó cũng chứng minh hùng hồn về sức sống của những quan điểm của chủ nghĩa Tân hiện thực trước những kẻ mưu toàn chôn sống những thành tựu và quan điểm của chủ nghĩa Tân hiện thực.
Những năm 60 Zavattini đã có những cống hiến không nhỏ khẳng định thể loại độc đáo “Hài kịch theo kiểu Italia”, ở đó có hài gắn bó chặt với cái bi. Trong các phim này tinh thần nhân, dân chủ của chủ nghĩa Tân hiện thực đợc giữ gìn, trân trọng. Phim Hôn nhân theo kiểu (1964) đã gây được tiếng vang mạnh mẽ và trở thành phim ó kỷ lục doanh thu khá cao.
Những năm 70, những vấn đề xã hội lại được Zavattini đặc biệt quan tâm với một cái nhìn sắc sảo đầy mới mẻ: Chúng tôi gọi anh là Andrei (1972), Kỳ nghỉ ngắn ngủi (1973), Trái tim giản dị (1977), Những đứa trẻ Santrêca (1979).
Từ năm 1976, Zavattini đến với một phương tiện thể hiện mới: vô tuyến truyền hình. Là người dẫn chuyện có duyên, ông đề cập tới những vấn đề xã hội khi tinh tế, lúc nóng bỏng của Italia. Chương trình mà ông dẫn và giới thiệu là một chương trình có hàm lượng chất xám cao, thông minh, nhậy cảm, có khả năng giúp các nhà văn hóa Italia xích lại gần nhau vì đất nước và văn hóa Italia. Sắc sảo, luôn lật đi lật lại vấn đề, biết tranh luận một cách thông minh, sống động, những lời phát biểu của ông trong chương trình truyền hình như một sự tiếp nối những bộ phim ông đã làm về mặt đạo đức và tinh thần.
Trezare Zavattini là nghệ sĩ đầy vinh quang của Điện ảnh Italia đi voà lịch sử điện ảnh thế giới như một tác giả kinh điển. Liên hoan phim quốc tế Maxcơva (1979) và Liên hoan phim quốc tế Venise (1982) đã trao cho ông giải thưởng lớn vì những đóng góp đối với sự phát triển Điện ảnh thế giới.
Con người của niềm vinh quang chói sáng ấy năm 1979 đã nói với mọi người, đại ý: “Nếu ngay lúc này ông được gọi đến một thế giới khác của Chúa và được mang theo những gì thật đáng giá thể hiện quãng đời đã sống trên trái đất của mình, thì ông sẽ đi với đôi bàn bàn không, không mang theo một cốt truyện, một kịch bản, bộ phim, cuốn sách, hay bất cứ bức tranh nào”.
Đối với Trezare Zavattini đó không phải là sự khiêm tốn, đó là sự trung thực của nghệ sĩ. Với ông mọi điều tìm tòi trong nghệ thuật vẫn còn ở phía trước.